Nhìn lại những câu chuyện ngành bao bì tại châu âu 2023

Tháng 5 20,2024

Lượt xem: 52

Năm 2024 hứa hẹn mang đến những cơ hội mới cho ngành bao bì toàn cầu, với xu hướng sản xuất bao bì đang dần thay đổi tích cực. Nhìn lại năm 2023, có thể nhận thấy sự phát triển bền vững, giảm thiểu chất thải và tái chế đã trở thành trọng tâm quan trọng của ngành này.

Các thay đổi này được thể hiện qua những câu chuyện trong ngành bao bì tại Châu Âu trong năm 2023.

Liên minh Châu Âu sửa đổi quy định PPWR

Trong năm 2023, Liên minh Châu Âu đã thông qua Quy định về bao bì và chất thải bao bì (PPWR – Packaging and Packaging Waste Regulation) nhằm mục tiêu giảm lượng chất thải bao bì không cần thiết, cấm PFAs trong bao bì thực phẩm và tăng cường sử dụng vật liệu tái chế trong sản xuất bao bì.

Điều này được coi là một phương thức giúp Liên minh Châu Âu đề ra để:

  • Giảm lượng chất thải và chất gây ô nhiễm phát sinh từ bao bì nhựa.
  • Thúc đẩy việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và bền vững.
  • Tăng cường sử dụng và sản xuất bao bì tái chế và tái sử dụng.

Giải thưởng Phát triển Bền vững – Sustainability Awards 2023

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Bao bì Bền vững ở Amsterdam, Giải thưởng Bền vững 2023 (Sustainability Awards 2023) đã được công bố, đánh dấu cuộc thi toàn cầu về đổi mới bao bì bền vững.

Giải thưởng này không chỉ là một cơ hội mà còn là một phương tiện thúc đẩy các doanh nghiệp toàn cầu đóng góp ý tưởng sản xuất bao bì cải tiến, giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của bao bì đến môi trường và hướng tới sản xuất bao bì có khả năng tái chế, tái sử dụng cao.

Những chiến thắng nổi bật trong giải thưởng này bao gồm:

  • Pepsi tại Trung Quốc đã đạt giải “Best Practice” bằng cách tái chế và cắt giảm lượng khí thải carbon khi loại bỏ nhãn nhựa và ngừng in nắp chai.
  • Tập đoàn SIG đã đạt giải tại mục “Climate” bằng sản phẩm SIG Terra Alu-Free Full Barrier khi loại bỏ lớp nhôm, giúp nâng cao khả năng tái chế bao bì.
  • Flöter Verpackungs-Service GmbH và AirWave Packaging đã đạt giải “E-commerce” khi giảm 40% lượng vật liệu đệm bên trong hộp và giảm 50-70% thời gian đóng gói.
  • Kraft Heinz đã giành giải “Recyclable Packaging” nhờ thiết kế bao bì đảm bảo khả năng tái chế của toàn bộ chai, thay thế khoảng 300 triệu van silicon không thể tái chế hàng năm.
  • Procter & Gamble đã chiến thắng giải “Renewable Materials” với hộp ECOLIC có 70% khả năng tái chế, an toàn và thay thế hoàn toàn bao bì nhựa.

Ngoài ra, các hạng mục khác liên quan đến giải pháp tối ưu, đóng góp mới mẻ và hướng tới phát triển bao bì bền vững cũng được vinh danh trong cuộc thi này.

Cách tiếp cận của L’Oréal về tính bền vững của bao bì

L’Oréal đã theo đuổi một cách tiếp cận về tính bền vững của bao bì từ năm 2007. Cam kết thiết kế bao bì bền vững và có trách nhiệm, tập đoàn đã áp dụng quy tắc ‘3R’ với các tiêu chí sau:

  • Tôn trọng môi trường.
  • Giảm lượng tài nguyên không cần thiết.
  • Thay thế các vật liệu truyền thống bằng các vật liệu có khả năng tái chế, phân hủy sinh học.

Pringles khẳng định bao bì mới có khả năng tái chế “100%”

Pringles đã khẳng định rằng bao bì mới của họ có khả năng tái chế “100%”. Trong tháng 7, họ đã giới thiệu một loại bao bì mới được thay thế hoàn toàn bằng giấy, cả ở phần nắp và đáy. Điều này không chỉ giữ nguyên khả năng bảo vệ sản phẩm bên trong mà còn giảm thiểu lượng nhựa trong bao bì thực phẩm.

Bước tiến này của Pringles thể hiện cam kết tích cực trong việc loại bỏ dần nhựa và tăng cường khả năng tái chế của bao bì.

 
Zalo
Thông báo
Đóng